Tuesday, February 19, 2008

Nhóm Hoa Hướng Dương Cao Bằng

Nhóm Hoa Hướng Dương Cao Bằng được thành lập từ dự án “Chăm sóc toàn diện dựa vào cộng đồng cho bà mẹ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” của Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV).

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỖ TRỢ

1- Đối tượng thực hiện: là nhóm gồm các bà mẹ và trẻ em bị ảnh hưởng của HIV.
2- Nội dung quy chế:
* Nhóm hoạt động dưới sự điều hành của Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
* Các thành viên phải giữ bí mật thông tin cá nhân của những thành viên khác trong nhóm.
* Đoàn kết, không được gây mâu thuẫn, chia rẽ các thành viên trong nhóm.
* Giữ gìn vệ sinh phòng sinh hoạt của nhóm.
* Bảo vệ và giữ gìn tài sản của nhóm hỗ trợ. Tuân theo quy chế sử dụng điện thoại.
* Các thành viên không vay tiền hay tài sản của người khác trong nhóm.
* Trong quá trình hoạt động, các thành viên luôn tuân theo Pháp luật của Nhà nước. Chương trình không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của mỗi thành viên trong nhóm.
* Các thành viên nếu không có ý định tiếp tục tham gia sinh hoạt nhóm cần thông báo cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
* Thảo luận các vấn đề của nhóm một cách cởi mở và chỉ sử dụng hòm thư bí mật nếu cần.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÓM HỖ TRỢ

* Mỗi tháng sinh hoạt 03 lần vào các ngày: 9, 19, 29 hàng tháng để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, lập kế hoạch và phát triển các hoạt động.
* Hỗ trợ các thành viên khác khi gặp khó khăn.
* Than gia tất cả các khoá tập huấn đúng giờ. Thông báo với thành viên nòng cốt và cán bộ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh nếu không thể đến sinh hoạt được.
* Giữ gìn phòng sinh hoạt chung của nhóm. Tham gia dọn vệ sinh phòng và khu vực xung quanh phòng họp mặt.
* Giữ gìn tài sản của nhóm.
* Duy trì hoạt động của nhóm.
* Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ và cán bộ của Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam.
* Tham gia đánh giá hoạt động của dự án.
* Tham gia các hoạt động khác khi cần.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1. Cung cấp hỗ trợ tinh thần và xã hội cho tất cả các thành viên.
2. Tăng số lượng thành viên.
3. Kiểm tra sức khoẻ 6 tháng/lần.
4. Chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
5. Giới thiệu các thành viên và theo dõi kết quả điều trị chống nhiễm trùng cơ hội.
6. Giới thiệu các thành viên với thuốc ARV khi cần và theo dõi kết quả.
7. Giới thiệu và theo dõi giúp đỡ phụ nữ mang thai phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang con.
8. Hoạt động hỗ trợ tăng thu nhập.
9. Tiêm chủng tại nhà.
10. Tập huấn về dinh dưỡng và tiêm chủng.
11. Khoá học nấu ăn.
12. Giúp đỡ các thành viên giải quyết xung đột, đặc biệt trong cuộc sống riêng.
13. Tập huấn về truyền thông hiệu quả.
14. Phát triển và thực hiện các sự kiện cộng đồng.
15. Đánh giá và tiếp nhận những hoạt động hiện nay.
16. Đề xuất các hoạt động mới để cải thiện chất lượng cuộc sống.

THÀNH VIÊN NÒNG CỐT

1- Tiêu chuẩn thành viên nòng cốt:
* Nhiệt tình, mong muốn giúp đỡ mọi người.
* Có thời gian.
* Có bản lĩnh, tự tin vượt qua mặc cảm.
* Có kỹ năng cơ bản về tổ chức, lãnh đạo được các buổi họp và các hoạt động của nhóm. Mong muốn học hỏi các kỹ năng và các công cụ mới về tổ chức nhóm.
* Có kỹ năng cơ bản về các hoạt động hành chính của dự án và sẵn sàng học một số kỹ năng về công việc hành chính.
* Có kỹ năng tối thiểu sử dụng máy vi tính và sẵn sàng học kỹ năng sử dụng máy vi tính.
* Cởi mở, có khả năng giao tiếp tốt. Sẵn sàng học các kỹ năng truyền thông sáng tạo.
* Có tinh thần học hỏi, chia sẻ.
* Được gia đình và bạn bè hỗ trợ để có thể làm công việc này.
2- Công việc cụ thể:
* Thành viên nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo trong nhóm hỗ trợ.
* Giúp đỡ nhóm hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên nhóm và con của họ.
* Tiếp cận, lôi cuốn, mời các bà mẹ cùng hoàn cảnh than gia vào sinh hoạt nhóm hỗ trợ.
* Tổ chức và chủ trì sinh hoạt nhóm hỗ trợ 3 lần/tháng, trong đó có sự tham gia của cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
* Tiến hành tiếp cận thăm nhà các bà mẹ trong nhóm. Thường xuyên liên lạc với các thành viên của nhóm để nắm và hiểu tình hình.
* Động viên các thành viên của nhóm tham gia các hoạt động. Cùng với các thành viên phát hiện vấn đề, tìm ra cách giải quyết và đề xuất với nhóm, Hội Chữ thập đỏ và Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam.
* Viết và nộp báo cáo kết quả hoạt động hàng tháng cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ. Đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đều có thể đọc bản copy của các báo cáo này.
* Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Hội Chữ thập đỏ
* Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn đào tạo của chương trình nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết, đánh giá chất lượng và tính phù hợp của các lớp tập huấn; đề xuất với Hội Chữ thập đỏ và Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam các giải pháp thay thế.
* Tham gia các hoạt động khác của dự án khi được yêu cầu: họp mặt học viên sau tập huấn, họp giao ban định kỳ hàng tháng, tham gia các hoạt động giám sát và đánh giá cuối năm…
* Nếu cần thiết: Tham gia trực điện thoạt 1 buổi sáng/ tuần, thời gian từ 8h đến 11h30. Nội dung trực: Tư vấn và lôi cuốn các bà mẹ tham gia nhóm thông qua trả lời điện thoại về nội dung dự án, thu thập thông tin cần thiết từ các cuộc điện thoại.
* Nòng cốt y tế có nhiệm vụ giới thiệu các thành viên trong nhóm tới các dịch vụ y tế phù hợp và giới thiệu các thành viên tiềm năng từ các cơ sở y tế tới nhóm, tổ chức các buổi khám sứckhoẻ định kỳ và lập sổ theo dõi tình hình sức khoẻ của các thành viên trong nhóm, tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ.
* Nòng cốt hỗ trợ kinh tế có nhiệm vụ tổ chức các buổi hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất, tham gia thăm hộ gia đình và thẩm định đối với những thành viên có nhu cầu vay vốn, tổ chức và quản lý quỹ tiết kiệm nhóm …
* Nòng cốt hỗ trợ xã hội có nhiệm vụ tổ chức thăm hỏi động viên các thành viên gặp khó khăn, tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện cộng đồng, các buổi học và chơi cho trẻ; lưu trữ văn bản giấy tờ của nhóm.
* Lập kế hoạch và sử dụng đường điện thoại để các thành viên tiềm năng của nhóm có thể tiếp cận.
* Hoà giải mâu thuẫn trong nhóm, nếu có.
* Quản lý, bảo vệ và giữ gìn tài sản của nhóm hỗ trợ. Đảm bảo sử dụng thích hợp điện thoại.
* Giữ gìn vệ sinh phòng sinh hoạt của nhóm.
* Duy trì hoạt động của nhóm hỗ trợ.
* Thảo luận cởi mở với cán bộ Hội Chữ thập đỏ và cán bộ dự án Uỷ ban Ytế Hà Lan - Việt Nam về những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động.
* Tham gia đánh giá hoạt động của dự án.
* Đại diện cho nhóm tại các cuộc họp và các sự kiện.
* Góp ý, tham gia ý kiến với cán bộ Hội Chữ thập đỏ và cán bộ dự án Y tế Hà Lan - Việt Nam về các vấn đề liên quan tới nhóm.
3- Vị trí: là thành viên nòng cốt của nhóm hỗ trợ các bà mẹ nhiễm HIV và con của họ
4- Địa bàn hoạt động: Thị xã Cao Bằng
5- Báo cáo với: Cán bộ dự án của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cao Bằng
6- Điều kiện làm việc:
* Thành viên nòng cốt làm việc bán thời gian cho chương trình, dưới sự hướng dẫn của cán bộ Hội Chữ thập đỏ và cán bộ dự án Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam.
* Thành viên nòng cốt sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật và công cụ để hoàn thành công việc mình và tự xác định ưu tiên các hoạt động khi cần thiết.
* Ngoài những hỗ trợ được nhận như các thành viên nhóm, thành viên nòng cốt sẽ được hỗ trợ khoản bồi dưỡng theo quy chế hiện hành cho các hoạt động của mình. Trong các buổi tập huấn, thành viên nòng cốt được hỗ trợ theo quy chế hiện hành tính theo số ngày tập huấn. Đây là những hỗ trợ tài chính chứ không phải là lương.
* Cùng với cán bộ Hội Chữ thập đỏ và Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, các thành viên nòng cốt sẽ xác định ưu tiên các nhu cầu tài chính cho nhóm.
* Được cập nhật các thông tin liên quan đến chương trình từ cán bộ Hội Chữ thập đỏ và cán bộ dự án Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam và đảm bảo việc thông báo nhu cầu này cho Hội Chữ thập đỏ và Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam.
* Thành viên nòng cốt sẽ nhận được các hỗ trợ tinh thần và hỗ trợ trong quá trình làm việc từ cán bộ Hội Chữ thập đỏ để chống lại sự kỳ thị.
* Quy trình bầu thành viên nòng cốt thực hiện 3 tháng/lần.
* Thành viên nòng cốt phải tránh tham gia các hoạt động ảnh hưởng đến uy tín của dự án, Hội Chữ thập đỏ và Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam.